Đột quỵ ở người trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

|
Lượt xem:
Đột quỵ ở người trẻ chiếm khoảng 15% các ca đột quỵ. Con số này đang ngày một tăng lên, tuy nhiên nhiều người trẻ hiện chưa đủ quan tâm phòng bệnh đúng mức. Đặc biệt, chưa nhận biết được các dấu hiệu đột quỵ ở người trẻ hay dấu hiệu tai biến ở người trẻ để kịp thời cấp cứu hiệu quả.

 

1. Tình trạng đột quỵ diễn ra như thế nào?
Đột quỵ, 
hay còn được biết đến là tai biến mạch máu não, là tình trạng cấp tính xảy ra do sự vỡ mạch máu não liên quan đến tắc nghẽn, gián đoạn, hoặc suy giảm.
Theo đó, não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút, gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm và thậm chí là tử vong ở bệnh nhân.

Hình ảnh mang tính minh hoạ

2. Những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ
Theo thông tin từ Hội đột quỵ thế giới 2022 cho biết, mỗi năm có đến hơn 16% các đối tượng bị đột quỵ mới chỉ trong độ tuổi 15 – 49 tuổi (trên tổng số 12,2 triệu ca đột quỵ não mới).
Các nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người trẻ có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp: Người trẻ thường có thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn các loại thức ăn đóng hộp và thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối làm gia tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ, hình thành mảng xơ vữa gây tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ.

  • Đái tháo đường: Thói quen ăn, uống thực phẩm nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, trà sữa,… gây tổn thương tế bào nội mạc, từ đó khiến các phân tử mỡ chui qua lớp nội mạc vào trong một cách dễ dàng, hình thành mảng xơ vững gây hẹp lòng mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng cao.

  • Bệnh lý dị dạng mạch máu não: Dị dạng mạch máu não là nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ tuổi tương đối phổ biến và có thể để lại những di chứng nặng nề khi không kịp phát hiện và điều trị. Dị dạng mạch máu não được chẩn đoán khi mạch máu não phát triển bất thường và hình thành các túi phình - một yếu tố nguy cơ cao của tình trạng xuất huyết não.

  • Rối loạn chuyển hoá mỡ máu: Người trẻ tuổi có nguy cơ bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu cao do thói quen ăn kém thiếu khoa học, thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn,… Tỉ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) ở người rối loạn chuyển hóa mỡ máu cũng có liên quan mật thiết đến tình trạng đột quỵ nhồi máu não và các bệnh lý não bộ khác.

  • Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là uống rượu bia và các loại thức uống có cồn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu não dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ do trong thuốc lá có hơn 7000 chất độc hóa học. Các chất độc này khi đi vào trong máu sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu não.

  • Làm việc quá sức, stress, căng thẳng thường xuyênNgười trẻ hiện nay luôn bị vắt kiệt sức lực bởi những áp lực, căng thẳng kéo dài trong công việc. Điều này dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài, huyết áp tăng cao, tim co bóp mạnh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như đột quỵ. 

3. Dấu hiệu cảnh báo để nhận biết đột quỵ

Các tổ chức y tế trên thế giới sử dụng cụm từ viết tắt BE FAST để nói về các dấu hiệu cho thấy một người bị đột quỵ. BE FAST được viết tắt cho 6 chữ cái tiếng Anh với mỗi chữ là một dấu hiệu nhận biết bệnh:

  • Balance (Cân bằng): Đau đầu, chóng mặt dữ dội, cơ thể bị mất thăng bằng hay không thể di chuyển cũng như cử động theo ý muốn

  • Eyesight (Thị lực): Bệnh nhân đột ngột giảm thị lực hoặc mất hoàn toàn thị lực

  • Face (Khuôn mặt): Mặt không cân đối, mí mắt sụp, miệng méo, cảm giác tê hay yếu

  • Arm (Cánh tay): Liệt nửa bên, chân tay không di chuyển được hoặc di chuyển kém

  • Speech (Lời nói): Thay đổi giọng nói, đột ngột nói không lưu loát, nói lắp bắp, không hiểu được lời nói

  • Time (Thời gian): Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

Quy tắc nhận biết sớm đột quỵ BEFAST

4. Cách phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ

 Để giảm thiểu nguy cơ và di chứng của tình trạng đột quỵ đang có xu hướng trẻ hoá, những người trẻ tuổi nên điều chỉnh và duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học:

  • Nên hạn chế thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc, tránh tình trạng ngủ ít, thiếu ngủ

  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng kéo dài

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau củ quả và trái cây, không dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol và chất béo

  • Tránh uống rượu, bia, đồ uống có cồn, nước có gas

  • Không sử dụng các chất kích thích

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động thể lực, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu

  • Khám và điều trị, kiểm soát hiệu quả các bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường…

  •   Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ giúp phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ hiệu quả.

 

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập:11976

Số lượt truy cập: 30564111