|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Điều 1: Mục đích và phạm vi thu thập thông tin

1.1. Mục đích thu thập thông tin

- Đối với khách hàng đặt lịch khám: Họ tên, Số hồ sơ Anh Quất (nếu có), ngày sinh, email, số điện thoại, chuyên khoa cần khám và các yêu cầu khác (nếu có) …

- Đối với khách hàng có sử dụng ứng dụng sổ tay cho khách hàng y tế trên thiết bị thông minh:

Tài khoản đăng ký, SĐT, thẻ BHYT, CMT,…

- Đối với khách hàng gọi xe cấp cứu: Cần nhập rõ địa chỉ nơi ở hoặc khi gọi cần bật định vị để gửi địa chỉ chính xác nhất cho Công ty TNHH bệnh viện Anh Quất

Đây là các thông tin khách hàng cần cung cấp khi đăng ký và sử dụng ứng dụng để dịch vụ đặt lịch khám, tra cứu kết quả, hình ảnh cận lâm sàng (hình ảnh cắt lớp vi tính, siêu âm, cộng hưởng từ, nội soi, điện tim, điện não,…), đơn thuốc và gọi xe cấp cứu.

1.2. Phạm vi thu thập thông tin cá nhân

- Cung cấp các dịch vụ đến khách hàng.

- Gửi các thông báo về các hoạt động trao đổi thông tin đến khách hàng

- Liên lạc và giải quyết với khách hàng trong những trường hợp đặc biệt.

Điều 2: Phạm vi sử dụng thông tin

- Những thông tin liên hệ mà chúng tôi thu thập trên chỉ được dùng cho mục đích thông tin cá nhân, giúp chúng tôi liên lạc với khách hàng về những vấn đề cá nhân như đặt hẹn khám bệnh, cung cấp biểu giá, kết quả cận lâm sàng, hình ảnh, đơn thuốc, gọi xe cấp cứu v.v… hoặc gửi bản tin cập nhật về bệnh viện.

- Thông tin của khách hàng được sử dụng để giúp cung cấp cho các dịch vụ của chúng tôi.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh giữa bác sĩ và khách hàng y tế.

Điều 3: Thời gian lưu trữ thông tin:

Chúng tôi sẽ lưu trữ các thông tin cá nhân do khách hàng cung cấp trên các hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu của chúng tôi cho đến khi hoàn thành mục đích thu thập hoặc khi bạn có yêu cầu hủy các thông tin đã cung cấp.

Điều 4: Địa chỉ thu thập và quản lý thông tin cá nhân

CÔNG TY TNHH BỆNH VIỆN ĐA KHOA ANH QUẤT

Địa chỉ: Khu Đồi Đỏ, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

Điện thoại: 0932 061 999

Điều 5: Phương tiện, công cụ để khách hàng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân

Nếu khách hàng không quan tâm hoặc không muốn nhận tin tức, thông tin, khách hàng có thể hủy thông tin vào bất kỳ lúc nào bằng cách truy cập ứng dụng của chúng tôi để xóa.

Điều 6: Chính sách bảo vệ thông tin khách hàng

Ngoài việc sử dụng các thông tin của khách hàng vào các mục đích nêu tại Khoản 1.1 Điều 1 và phạm vi nêu tại Điều 2 của Chính sách bảo mật thông tin này, chúng tôi sẽ giữ bí mật thông tin cá nhân của bạn theo luật khám chữa bệnh. Chúng tôi chỉ được phép công bố khi khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 7: Khách hàng cam kết sẽ không để lộ thông tin cá nhân, lịch sử khám, kết quả hình ảnh khám ra bên ngoài.

Sáng 8/3: Hơn 440 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; F0 tại nhiều địa phương tiếp tục tăng

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,7 triệu ca mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi; trong số các ca nặng đang điều trị có hơn 440 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO; F0 tại nhiều địa phương tiếp tục tăng, ứng phó thế nào?

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 4.582.058 ca mắc COVID-19, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 137/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 4.574.560 ca, trong đó có 2.715.623 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (553.040), Hà Nội (427.351), Bình Dương (315.504), Bắc Ninh (151.409), Quảng Ninh (128.316).

-Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 124.945 ca/ngày.

Sáng 8/3: Hơn 440 bệnh nhân COVID-19 nặng đang thở máy và ECMO; F0 tại nhiều địa phương tiếp tục tăng - Ảnh 1.

Bộ Y tế cho biết đến nay đã có hơn 2,7 triệu ca mắc COVID-19 tại Việt Nam khỏi; trong số các ca nặng đang điều trị có hơn 440 F0 phải thở máy, can thiệp ECMO

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.718.440 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.104 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.173 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 488 ca; Thở máy không xâm lấn: 108 ca; Thở máy xâm lấn: 327 ca; ECMO: 8 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 91 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.891 ca, chiếm tỷ lệ 0,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 34.513.552 mẫu tương đương 80.329.853 lượt người, tăng 156.147 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 197.910.353 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 180.887.693 liều: Mũi 1 là 70.860.108 liều; Mũi 2 là 67.675.096 liều; Mũi 3 là 1.500.984 liều; Mũi bổ sung là 14.239.065 liều; Mũi nhắc lại là 26.612.440 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.022.660 liều: Mũi 1 là 8.743.818 liều; Mũi 2 là 8.278.842 liều.

Phát động chiến dịch "Hành trình an toàn" để phòng chống dịch COVID-19

Ngày 7/3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), WHO và Bộ Y tế phối hợp tổ chức chiến dịch "Hành trình an toàn - Bảo vệ bản thân, gia đình và người thân", nhằm mục đích tăng cường và củng cố tầm quan trọng trong việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 cho tất cả người dân ở Việt Nam.

Theo TS. Kidong Par – Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết thông qua chiến dịch này, WHO tiếp tục cung cấp thông tin chính xác, tin cậy để duy trì hành trình cứu người, ngăn ngừa số bệnh nhân phải nằm viện và giữ gìn sức khỏe của người dân khi đại dịch xảy ra.

Chiến dịch sẽ nhắc nhở tất cả chúng ta vẫn chưa hoàn toàn vượt qua đại dịch COVID-19 và kêu gọi tất cả người dân vẫn cần thực hành các biện pháp phòng ngừa chính như hướng dẫn 5K của Bộ Y tế, cũng như khuyến khích mạnh mẽ việc tiêm vaccine phòng COVID-19. Chiến dịch sẽ hoạt động trong 6 tháng tới, mục tiêu đóng góp tích cực vào kế hoạch "Thích nghi an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả" tại Việt Nam.

Chiến dịch này được Chính phủ Australia hỗ trợ thông qua tổ chức UNICEF và là một phần trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng chia sẻ những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân. Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine thông qua chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.

"Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine "đi sau - về trước" với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay, trở thành 1 trong 6 nước có tỉ lệ bao phủ vaccine cao nhất trên thế giới"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nói.

Trong thời gian tới, Việt Nam triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi và đang nghiên cứu triển khai tiêm mũi vaccine thứ 4. Tuy nhiên, dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến khó lường.

Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người Việt Nam chung sức phòng, chống dịch COVID-19, bằng cách tham gia tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của ngành y tế, thực hiện 5K, đặc biệt là sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người".

Bà Rana Flowers, đại diện UNICEF tại Việt Nam cho rằng, việc tiêm chủng kết hợp với thực hành phòng ngừa đã chứng minh thành công trong việc giảm đáng kể số người chết, cũng như số ca bệnh nặng do COVID-19. Chiến dịch "Hành trình an toàn" sẽ mở rộng thông tin quan trọng đến người dân Việt Nam, nhất là những người dễ bị tổn thương để xây dựng sự tự tin, sự an toàn cho tất cả các lứa tuổi khi tiêm vaccine COVID-19.

Các địa phương tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

Số ca mắc mới COVID-19 đã "lập đỉnh" mới ngày 7/3 khi cả nước có 147.358 ca, tăng 5.207 ca so với ngày trước đó. Hà Nội vẫn có số ca nhiều nhất với 32.317 ca. Ngoài ra có 27 tỉnh, thành có ca mắc từ trên 2.000 - trên 10.000 ca.

Tin sáng 7-3: Ca mắc COVID-19 tăng kéo theo ca chuyển nặng cả nước tăng

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Trong 61 tỉnh thành ghi nhận tổng cộng 142.136 ca COVID-19 ngày 6-3, Hà Nội và Hải Phòng là hai địa phương có số ca nhiễm tăng cao nhất với hơn 4.500 ca so với ngày trước đó. Hà Nội cũng là địa phương "dẫn đầu" số ca nhiễm mới trong ngày với 29.578 ca.

Ngoài Hà Nội, có 27 tỉnh thành ghi nhận từ 2.000 đến trên 8.000 ca mắc mới, trong khi đầu tuần trước số tỉnh thành ghi nhận trên 2.000 ca mới/ngày dưới 20 tỉnh thành.

Đáng chú ý, mặc dù số mắc tăng rất cao và số ca chuyển nặng có xu hướng tăng, nhưng số tử vong ngày 6-3 giảm dưới mức trung bình trong tuần. Số ca chuyển nặng có tăng nhưng Bộ Y tế cho biết vẫn trong khả năng đáp ứng của cơ sở y tế.

Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án khi ca nhiễm tiếp tục tăng. Mới đây, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND TP, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP. 

Tin sáng 7-3: Ca mắc COVID-19 tăng kéo theo ca chuyển nặng cả nước tăng - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Theo Bộ Y tế, biến chủng Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây, phổ biến ở các tỉnh, thành, nhất là TP Hà Nội và TP.HCM, thay thế dần chủng Delta. Tại Đồng Nai, 10/10 mẫu được giải trình tự gene ngẫu nhiên đều là Omicron.

Phát biểu ít ngày trước, Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết số mắc mới tại Hà Nội sẽ đạt đỉnh trong một thời gian ngắn tới đây.

Các chuyên gia cũng khá đồng tình với nhận xét này do cho rằng tại Anh tháng 12-2021 cũng trong tình trạng tương tự, diễn biến dịch giống Hà Nội hiện nay và sau một thời gian ngắn số ca mắc đạt đỉnh rồi xuống dần.

Tin sáng 7-3: Ca mắc COVID-19 tăng kéo theo ca chuyển nặng cả nước tăng - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin mũi 2 Pfizer cho học sinh khối lớp 10 Trường THPT Trưng Vương, quận 1, TP.HCM sáng 23-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Hoàn thành tiêm mũi 3 đến cuối tháng 3 

Theo thống kê từ Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, đến chiều 6-3 cả nước đã tiêm hơn 197,5 triệu liều vắc xin COVID-19. 

Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành có tỉ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin phòng COVID-19 cho người trên 18 tuổi trên 90%; chỉ còn 1/63 tỉnh, thành có tỉ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%. Đối với trẻ từ 12 đến 17 tuổi, đến nay 56/63 tỉnh, thành có tỉ lệ bao phủ mũi 2 vắc xin COVID-19 trên 90%; còn 7/63 tỉnh, thành phố có tỉ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%. 

Bộ Y tế tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vắc xin COVID-19 trong tháng 3 này. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long từng khẳng định hiện nay vắc xin vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron. 

Do tỉ lệ bao phủ vắc xin cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỉ lệ tử vong trên tổng số ca mắc trên cả nước giảm sâu (ngày 3-3 là 0,1%, ngày 6-3 là 0,06%). Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

Tin sáng 7-3: Ca mắc COVID-19 tăng kéo theo ca chuyển nặng cả nước tăng - Ảnh 4.

Một bệnh nhân F0 nhận túi thuốc gói A gồm các loại thuốc hạ sốt, vitamin để tăng sức đề kháng ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Sẽ ban hành mức giá trần xét nghiệm với cơ sở y tế tư nhân

Bộ Y tế cho biết đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị phối hợp với Bộ Y tế đề xuất Chính phủ đưa mặt hàng vật tư y tế, trong đó có cả kit xét nghiệm vào diện bình ổn giá trong giai đoạn dịch COVID-19.

Đồng thời ban hành mức giá trần xét nghiệm tại cơ sở y tế tư nhân.

Thời gian qua Bộ Y tế đã 2 lần công bố giá xét nghiệm mới (tháng 11-2021 và tháng 2-2022) nhưng mới áp dụng để chi trả bảo hiểm y tế và khu vực công lập, còn tại khu vực tư nhân giá xét nghiệm rất khác nhau, nhiều nơi vẫn thu mức cao trong khi nhu cầu xét nghiệm tăng cao.

Tin sáng 7-3: Ca mắc COVID-19 tăng kéo theo ca chuyển nặng cả nước tăng - Ảnh 5.

Xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội ngày 25-2 - Ảnh: NAM TRẦN

Tình hình dịch bệnh ở một số tỉnh thành 

- Hà Nội tối 6-3 thông tin trong 24 giờ thêm 29.577 ca COVID-19 mới, cao hơn hôm qua gần 5.000 ca, trong đó có 11.957 ca cộng đồng. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (1.756); Đông Anh (1.714); Sóc Sơn (1.705); Hoài Đức (1.589); Nam Từ Liêm (1.585)...

Hà Nội yêu cầu các đơn vị đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới để kịp thời tham mưu phòng, chống dịch thành phố; yêu cầu tiếp tục rà soát những người chưa tiêm đủ liều vắc xin, đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vắc xin cần tiêm ngay.

- Hà Nam trong ngày 6-3 ghi nhận 2.396 ca COVID-19. Đây là số ca mắc COVID-19 mới cao nhất từ trước đến nay khi có đến 2.308 ca cộng đồng được phát hiện qua sàng lọc y tế. Lũy kế đến nay, Hà Nam ghi nhận 24.932 ca COVID-19. Trong ngày 6-3, Hà Nam cũng ghi nhận thêm 2 bệnh nhân mắc COVID-19 tử vong. 

Đến thời điểm hiện tại, cả 32 bệnh nhân tử vong đều là người cao tuổi (từ 68 đến 95 tuổi), có nhiều bệnh nền và đa số chưa được tiêm vắc xin COVID-19 do sức khỏe không bảo đảm.

- Quảng Bình ngày 6-3 cho biết trong 24 giờ ghi nhận thêm 2.161 ca COVID-19, trong đó có 1.676 ca cộng đồng, 3 ca tử vong. Số F0 toàn tỉnh từ trước tới nay là 38.125 ca. Hiện 21.597 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; 15.032 trường hợp đang điều trị tại nhà; 693 F0 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn. Đến nay tỉnh này đã ghi nhận 47 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

- Sáng 6-3, Nghệ An thông tin trong 12 giờ ghi nhận 4.851 ca COVID-19. Trong đó có 1.135 ca cộng đồng; 3.716 ca đã được cách ly từ trước (3.708 ca là F1, 8 ca từ ngoại tỉnh có dịch về). Từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 111.831 ca COVID-19, số F0 điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 74.130 người; số bệnh nhân tử vong là 128 người; số F0 hiện đang điều trị: 37.573.

Kit xét nghiệm nhanh tăng giá do một số nước hạn chế xuất khẩu

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Kit xét nghiệm nhanh tăng giá do một số nước hạn chế xuất khẩu - Ảnh 1.

Theo báo cáo công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế trình Thủ tướng, tính đến ngày 4-3, Bộ Y tế đã cấp phép 169 trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu.

Ngày 23-2, Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (Bộ Y tế) đã làm việc với các đơn vị sản xuất, nhập khẩu mặt hàng kit xét nghiệm COVID-19, nắm bắt tình hình về giá cả và khả năng cung ứng đối với hàng hóa này.

Nguyên nhân chính là nguồn cung hàng hóa bị thiếu do các nước sản xuất chính là Hàn Quốc, Trung Quốc hiện đang hạn chế xuất khẩu. Bên cạnh đó, các đơn vị, cá nhân bán lẻ tranh thủ tình hình nhu cầu cao và thiếu hàng hóa để tăng giá.

Với nhu cầu sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh của người dân gia tăng và kéo dài, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và các bộ ngành về việc phối hợp tăng cường công tác quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế.

Trong đó đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Y tế sớm nghiên cứu, xem xét trình Chính phủ đưa mặt hàng trang thiết bị, vật tư y tế (bao gồm kit xét nghiệm) vào diện bình ổn giá trong thời kỳ phòng, chống dịch COVID-19. Ban hành quy định về mức giá trần xét nghiệm COVID-19 đối với cơ sở y tế tư nhân.

Bộ Y tế đang tiếp tục làm việc với các bộ, ngành để có phương án xác định cụ thể về danh mục và phương án bình ổn giá trang thiết bị y tế phòng chống dịch trong thời gian tới.

F0 ăn gì tăng đề kháng tránh 'bão cytokine'?

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Ăn đa dạng cá, tôm, cua, thịt đỏ, thịt gia cầm, tăng cường hoa quả và rau xanh, uống đủ nước, kết hợp tập thể dục giúp bạn tăng cường miễn dịch, nhanh hồi phục.

Theo cuốn Covid-19 sách chuyên khảo dành cho nhân viên y tế do các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương biên soạn, chế độ ăn đầy đủ, cân bằng và đa dạng thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Bệnh nhân cần ăn cân bằng giữa thực phẩm chứa protein động vật và thực vật, tăng sử dụng cá, tôm, cua, đậu đỗ. Ăn thịt đỏ 1-2 lần một tuần, thịt gia cầm 2-3 lần một tuần. Ngoài ra, hàng ngày nên ăn 250 g quả, 300 g rau. Chú trọng chất béo không bão hòa trong cá, quả bơ, hạt, dầu olive, đậu nành, dầu hướng dương, dầu ngô... hơn là chất béo bão hòa có trong thịt mỡ, dầu dừa, kem, pho mát, mỡ lợn, bơ thực vật. Tránh thực phẩm giàu chất béo công nghiệp như đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, pizza, bánh nướng, bơ thực vật. Hạn chế thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, nước trái cây, siro, hạn chế uống rượu bia.

Bổ sung nước đầy đủ, ít nhất trên hai lít nước mỗi ngày, điện giải natri, kali, magie, do nước giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và các chất trong máu, điều hòa nhiệt độ cơ thể. Người bệnh Covid-19 có thể có tổn thương thận và "bão cytokine" gây đa niệu, tăng thải natri, kali, magie. Tình trạng chán ăn cũng làm giảm lượng thức ăn và nước uống vào, lại đeo khẩu trang liên tục làm giảm cảm giác khát, nên cần chủ động bổ sung nước thường xuyên.

Người bệnh cũng bổ sung một số vitamin là chất chống oxy hóa như vitamin E, vitamin C, beta-caroten. Những vitamin này đã được chứng minh giúp tăng số lượng tế bào T, Interleukin-2, tăng hoạt động của tế bào NK, tăng khả năng miễn dịch với bệnh cúm; tuy nhiên hiện chưa đủ dữ liệu khẳng định vai trò cải thiện diễn biến bệnh và tiên lượng của bệnh nhân Covid-19.

Beta-caroten có nhiều trong khoai lang, cà rốt, rau lá xanh. Vitamin C trong ớt đỏ, cam, dâu tây, súp lơ, xoài, chanh... Một nguồn lớn vitamin E đến từ dầu thực vật (đậu nành, hướng dương, ngô, óc chó...), các loại hạt, súp lơ...

Bác sĩ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức Covid-19 ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 13/9. Ảnh: Quỳnh Trần

Bác sĩ điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19 tại Trung tâm hồi sức Covid-19 ở Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, ngày 13/9. Ảnh: Quỳnh Trần

Người bệnh cách ly, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, có thể dẫn đến giảm sản xuất vitamin D. Trong khi đó vitamin D tham gia bảo vệ đường hô hấp, giảm sản xuất cytokine tiền viêm nên giảm nguy cơ cơn bão cytokine dẫn đến viêm phổi. Do đó, F0 cần bổ sung vitamin D qua cá, gan, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua...

Một vi chất khác cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch là kẽm. Những thực phẩm giàu kẽm nên có trong chế độ ăn như hàu, thịt đỏ, hạt bí, vừng, đậu...

Do cách ly kéo dài tại nhà, nhiều F0 dành phần lớn thời gian để ngồi, nằm, xem tivi, chơi game, dùng điện thoại..., làm tăng cân, giảm khối cơ và sức mạnh của cơ, tăng hoặc trầm trọng hơn các bệnh mạn tính. Giảm vận động kéo dài còn khiến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tập luyện thể dục thường xuyên, từ những việc rất đơn giản như đi lại, nâng các vật dụng, leo cầu thang, dọn vườn, chơi thể thao trong nhà, tập yoga... Nên tập mỗi ngày 30 phút để duy trì sức khỏe và chỉ số khối cơ thể. Bệnh nhân hồi sức tích cực (ICU) nên tập luyện phục hồi chức năng sớm, tránh tình trạng teo cơ.

F0 phải nhập viện, điều trị hồi sức thời gian dài, mất khối cơ và chức năng cơ, là vấn đề phổ biến. Vì vậy, trước khi ra viện, bệnh nhân cần được sàng lọc và đánh giá để phát hiện nguy cơ suy dinh dưỡng cấp tính.

Các bác sĩ khuyến cáo người bị suy dinh dưỡng cấp tính nên tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng cao đạm, cao năng lượng ít nhất một tháng sau ra viện. Trường hợp không bị suy dinh dưỡng, nên bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày (thêm 2-3 bữa phụ/ngày, bao gồm sữa, sữa chua, hoa quả...) trong ít nhất hai tuần.

Test nhanh vạch mờ có phải Covid nhẹ?

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Tôi xuất hiện triệu chứng đau rát cổ nhẹ, test nhanh lên hai vạch trong đó có một vạch mờ. Xin hỏi bác sĩ, như vậy có phải tôi mắc Covid nhẹ. (Thanh Ly, 30 tuổi, TP HCM)

Trả lời:

Khi chúng ta có triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus và có tiếp xúc với người đã nhiễm, có thể mua kit test nhanh Covid-19. Ý nghĩa là để biết sớm tình trạng bệnh và liên lạc với cơ sở y tế.

Kết quả test cho một vạch ở chữ C, nghĩa là âm tính. Nếu hiện hai vạch cả chữ C và T chứng tỏ mẫu dương tính. Trường hợp không hiện vạch nào hoặc chỉ có 1 vạch ở chữ T thì kit có vấn đề, cần phải xét nghiệm lại. Kết quả test nhanh Covid-19 lên hai vạch màu đậm nhạt không quan trọng, không thể hiện được mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Quan trọng là một vạch hay hai vạch, nếu hai vạch dù đậm hay nhạt đều là dương tính.

Test nhanh dương tính, có thể bạn nhiễm nCoV. Nếu chưa có triệu chứng, bạn cứ bình tĩnh, không cần hoảng loạn. Bạn có thể báo cho y tế địa phương. Dù test dương tính, nhiều ca nhiễm nCoV có bệnh lý nhẹ, không cần nhập viện, có thể hoàn toàn điều trị tại nhà.


Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy
Phòng khám dị ứng - Miễn dịch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

Có nên xông cho trẻ nhỏ chữa Covid?

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Cả nhà tôi mắc Covid-19, trong đó có hai con 4 tuổi và 6 tuổi. Ngoài uống thuốc điều trị triệu chứng, tôi nấu nồi lá xông vừa để xông mũi và thơm nhà. (Hoa, 40 tuổi, Hà Nội)

Tôi thường cho sả, gừng, chanh và một ít dầu gió vào nồi nước xông để thông mũi. Trong ba ngày đầu, tôi xông một ngày một lần, thấy dễ chịu nhưng con trai nhỏ khóc và không hợp tác. Xin hỏi có nên xông cho trẻ nhỏ và xông như thế nào thì tốt cho sức khỏe?

Trả lời:

Trẻ dưới 5 tuổi thì không được xông do niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp rất mỏng, nếu xông trực tiếp vào vùng này sẽ làm hại niêm mạc. Xông quá nhiều có thể làm khô niêm mạc mũi và làm giảm khả năng chống virus của cơ thể, không chỉ mỗi Covid-19 mà nhiều bệnh về đường hô hấp khác. Xông chỉ là một trong những biện pháp giảm tình trạng khó thở do ngạt hoặc tắc mũi, chứ không giết được virus, không nên lạm dụng.

Ngoài ra, khi xông, virus sẽ phát tán ra rất nhiều. Ở bệnh viện, bệnh nhân muốn xông thì phải xông trong phòng kín, các bác sĩ, nhân viên y tế cũng không được ở quanh bệnh nhân do dễ bị lây nhiễm. Sau khi xông, nhân viên y tế phải tiệt trùng luôn khu vực đó để loại bỏ nguy cơ phát tán. Do đó, khi cách ly điều trị tại nhà, bạn phải có phòng riêng, sinh hoạt riêng để bảo vệ cho cả gia đình.

Có hai cách xông:

- Xông cả người, trùm khăn lại để xông. Cách xông này chỉ phù hợp khi bạn đã hết sốt, người cảm thấy thoải mái. Nếu bệnh vẫn đang nặng thì không nên xông, gây mất nước nghiêm trọng cho cơ thể.

- Xông chỉ ở vùng mũi và miệng, sử dụng lá sả, chanh, các loại tinh dầu để cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác, giúp chúng ta thư giãn, xả stress chứ nó không giúp ích gì nhiều.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... bệnh nhân cần ngừng ngay.

Xông hơi xong, lau sạch mồ hôi, thay quần áo, tránh gió lạnh. Nên uống một ly nước ấm, hoặc trà gừng, soup hay cháo nóng, sẽ giúp làm ấm cơ thể. Không xông quá nhiều, mỗi lần tối đa 15-20 phút.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Hiện tượng chóng mặt hậu Covid-19 và thắc mắc thường gặp

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Covid-19 cũng như nhiều virus khác, có khả năng ảnh hưởng và làm tổn thương hệ thống thần kinh, hệ thống tai trong và tiền đình, gây chóng mặt.

Bác sĩ Lê Minh Kỳ, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, giải đáp những thắc mắc thường gặp về triệu chứng chóng mặt ở F0 khỏi bệnh.

Vì sao bị chóng mặt hậu Covid-19?

Covid-19 ảnh hưởng hệ thống thần kinh, gây các triệu chứng về thần kinh như mất ngủ, trầm cảm, lo lắng, rối loạn tiền đình, trong đó phổ biến là triệu chứng chóng mặt.

Chóng mặt là cảm giác hay ảo giác về chuyển động của cơ thể hoặc vật xung quanh trong khi thực ra không có sự chuyển động. Cảm giác thường gặp nhất là xoay tròn kèm theo buồn nôn, đi đứng không vững, dáng đi lệch lạc, có thể khởi phát hay nặng lên khi cử động đầu. Cơn chóng mặt có thể rất ngắn, chỉ vài giây hoặc dài đến vài ngày, vài tuần, biểu hiện rất khác nhau từ nhẹ đến nặng. Bệnh nhân có thể chỉ biểu hiện như choáng thoáng qua nhanh khi thay đổi tư thế đầu, hoặc cảm giác chòng chành khi đi lại, mất thăng bằng, cho đến các cơn nhà cửa nghiêng ngả, quay tròn kèm theo buồn nôn và nôn...

Có nguy hiểm?

Điều này tùy vào vị trí và mức độ tổn thương do virus gây ra. Có những tổn thương tự hồi phục sau khi hết triệu chứng nhiễm virus, như viêm thần kinh tiền đình một bên. Ở tình trạng này, dây thần kinh tiền đình đã tổn thương song lâu dài sẽ được tiền đình trung ương hoạt động bù trừ, bệnh nhân có thể không nhận ra sự khác biệt về thăng bằng và hết chóng mặt.

Một số bệnh như viêm dây thần kinh tiền đình (Ménière), chứng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính (BPPV), viêm mê nhĩ (nhiễm trùng do vi khuẩn ở tai trong), tổn thương khu trú tiền đình trung ương, triệu chứng nặng nề và tái phát nhiều lần, gây mất chức năng tiền đình và thính giác tăng dần, chóng mặt quay dữ dội đột ngột, thậm chí đột quỵ...

Sau khi khỏi Covid, bất kỳ khi nào có vấn đề bất thường về thần kinh như chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai, nghe kém, bạn đều nên đến bác sĩ khám. Điều trị càng sớm, cơ hội hồi phục chức năng tai trong và tiền đình càng cao.

Kéo dài bao lâu?

Triệu chứng chóng mặt có thể xảy ra cùng lúc với mắc Covid-19, hoặc sau nhiễm một vài tuần. Triệu chứng kéo dài tùy vào từng tổn thương cấu trúc cơ quan tiền đình của mỗi bệnh nhân. Chóng mặt nói chung là tác dụng phụ thường gặp của Covid-19 cấp tính.

Trong nhiều trường hợp, chúng sẽ biến mất khi các triệu chứng khác của Covid-19 kết thúc. Phần lớn chóng mặt kéo dài một vài tuần đến vài tháng. Tuy vậy, đại dịch mới diễn ra khoảng hai năm nên chưa thể đánh giá được ảnh hưởng của chúng sẽ kéo dài bao lâu. Tới nay, nhiều bệnh nhân cho biết triệu chứng của họ không hề thuyên giảm.

Có thể tự khỏi không?

Đa phần những chóng mặt nhẹ do Covid gây ra thường sẽ tự biến mất khi các triệu chứng điển hình khác của Covid trên đường hô hấp hết mà không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương tiền đình, hoặc tổn thương các cơ quan khác ngoài tiền đình do virus gây ra mà chóng mặt có thể tự khỏi hoặc diễn biến kéo dài và cần sự can thiệp y tế.

Người bị rối loạn tiền đình, mắc Covid-19 bệnh có nặng thêm?

Covid-19 có khả năng kích hoạt tình trạng tiền đình ở những người bệnh BPPV, Ménière, viêm dây thần kinh tiền đình... giai đoạn thuyên giảm hoặc ổn định. Virus gây rối loạn chuyển hóa tai trong nên có thể làm tái phát đợt bệnh BPPV, làm nặng thêm tình trạng bệnh Meniere và các bệnh lý tiền đình khác.

Một số bệnh nhân sau khi điều trị Covid kéo dài, dùng các loại thuốc kháng virus, kháng sinh và nằm lâu ngày, cũng suy giảm chức năng tiền đình có trước đó.

Bác sĩ Kỳ hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng tiền đình.

Bác sĩ Kỳ hướng dẫn người bệnh tập phục hồi chức năng tiền đình. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Cách giảm chóng mặt

Trong cơn cấp: Khi có cơn chóng mặt cấp, cần hạn chế vận động, nên nghỉ ngơi tại giường. Tập trung nhìn vào một điểm cố định trước mặt; cố gắng bám vào hoặc tựa vào các bề mặt xung quanh; giữ bình tĩnh, tránh căng thẳng vì lo lắng sẽ làm tăng các triệu chứng. Ngoài ra cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, tránh rượu bia thuốc lá và nên gối đầu cao khi ngủ.

Ngoài cơn cấp: Sau mắc Covid-19, khi bị chóng mặt kéo dài, nên hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, vận động tại chỗ (quay đầu, đứng lên/xuống thường xuyên, đứng xoay người...). Đây là những cách tốt để kích thích hệ thống tiền đình và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Cần phân biệt cơn chóng mặt cấp do bệnh của hệ thống tiền đình chức năng, không gây nguy hiểm tính mạng, với chóng mặt cấp do cơn đột quỵ tiểu não có thể gây nguy hiểm tính mạng. Do đó, khi có cơn chóng mặt cấp xuất hiện sau Covid, người bệnh cần đến bệnh viện khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng đáng tiếc như đột quỵ.

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Phòng khám Đa khoa Anh Quất thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Anh Quất thành lập và hoạt động từ năm 2009 theo Giấy phép số 0244/GP-SYT của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang. Sau gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, từ những ngày đầu chỉ có 02 khoa khám bệnh với 03 Bác sĩ, 05 Y sĩ , Dược sĩ, kỹ thuật viên, đến nay Phòng khám đã có 21 Bác sĩ, 39 Y sĩ, Dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh; cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được đầu tư nâng cấp, nhân lực được bổ sung cả về số lượng và chất lượng, năng lực của đội ngũ chuyên môn được nâng lên; phạm vi hoạt động chuyên môn tiếp tục được mở rộng, áp dụng một số kỹ thuật mới…đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người bệnh và công tác khám bệnh, chữa bệnh trong tình hình mới.

Phòng khám đang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho hàng chục ngàn lượt người dân trên địa bàn huyện Tân Yên và địa bàn các huyện lân cận (Yên Thế, Việt Yên, Lạng Giang); bệnh nhân đến khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám ngày càng đông, năm sau luôn cao hơn năm trước; một số bệnh mạn tính: thoái hóa xương, khớp; hội chứng thắt lưng hông; hội chứng liệt thần kinh trung ương và ngoại biên…, được khám và điều trị theo phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt của y học cổ truyền và sử dụng các thủ thuật vật lý trị liệu-phục hồi chức năng (điều trị không dùng thuốc), đây là một trong những phương pháp điều trị phù hợp, rất hiệu quả, chi phí thấp, được dư luận người bệnh ghi nhận và đánh giá cao.

Phòng khám Đa khoa Anh Quất hoạt động trên diện tích mặt bằng: 1.782m2  tại địa chỉ: Khu Đồi Đỏ, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Với 12 khoa, phòng, bộ phận chuyên môn, gồm: Nội; Ngoại; Sản; Nhi; Mắt; Da liễu; Răng hàm mặt; Tai mũi họng; Xét nghiệm; Chẩn đoán hình ảnh; Y học cổ truyền; Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng; tiêm thay băng; đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp; 02 bộ phận đảm bảo là: phòng Kế toán-tổng hợp và phòng Quản trị-hành chính-phục vụ.

Tổng số cán bộ, nhân viên y tế, cử nhân, chuyên viên văn phòng và nhân viên phục vụ là: 76 người. Trong đó: nam 25, chiếm 33%, nữ 51 chiếm 67%, số cán bộ có trình độ Bác sĩ: 26, chiếm 34% (trong đó: Bác sĩ chuyên khoa I: 07, chiếm 27%) số cán bộ, nhân viên có trình độ Cao đẳng, Trung học; 50, chiếm 66%; độ tuổi trung bình của cán bộ, nhân viên là 35 tuổi.

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Bộ Y tế sửa phác đồ điều trị Covid-19 trẻ em

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết

Bộ Y tế ngày 22/2 cập nhật phác đồ điều trị Covid-19 trẻ em, trong đó bổ sung ca nhiễm không triệu chứng, điều trị hội chứng viêm đa hệ thống hậu Covid-19.

Bộ Y tế cũng cập nhật triệu chứng mắc Covid-19 ở trẻ sơ sinh, tiêu chuẩn kết thúc cách ly với F0 trẻ em tại nhà, vào phác đồ mới.

Căn cứ diễn biến bệnh lý, Bộ Y tế phân loại trẻ mắc Covid-19 thành 5 mức độ, thêm một so với trước đó, gồm: Không triệu chứng, mức độ nhẹ với triệu chứng ở đường hô hấp trên, mức độ trung bình với biểu hiện viêm phổi, mức độ nặng khi viêm phổi nặng và mức độ nguy kịch khi suy hô hấp nặng.

Tất cả trẻ em không triệu chứng được điều trị tại nhà, trường hợp nhẹ điều trị tại cơ sở y tế nếu có yếu tố nguy cơ. Nhóm cách ly tại nhà cần được theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn. Trẻ mắc Covid-19 từ trung bình đến nặng, nguy kịch phải nhập viện.

Bộ Y tế đưa hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) hậu Covid-19 vào phác đồ điều trị, do đánh giá đây là biến chứng nặng, xu hướng gia tăng và có thể khiến trẻ tử vong.

Kết quả test nhanh được công nhận để xác định nhiễm và kết thúc điều trị đối với F0 trẻ em tại nhà. Trạm y tế chịu trách nhiệm xác nhận F0 khỏi bệnh.

Trẻ điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị điều kiện ra viện gồm: Thời gian điều trị ít nhất là 5 ngày, các triệu chứng bệnh giảm nhiều, hết sốt từ ba ngày trở lên, xét nghiệm RT-PCR/test nhanh âm tính nCoV hoặc có chỉ số CT từ 30 trở lên (CT là chỉ số nồng độ virus, chỉ số càng cao thì nồng độ virus càng thấp). Nếu chỉ số CT dưới 30 hoặc xét nghiệm còn dương tính, trẻ tiếp tục cách ly đủ 10 ngày. Khi ra viện, gia đình tiếp tục theo dõi sức khỏe trẻ trong 7 ngày, tuân thủ 5K, báo cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Trẻ điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực được ra viện khi đã điều trị tối thiểu 24 ngày, xét nghiệm PCR âm tính hoặc chỉ số CT từ 30 trở lên, được xác định đủ tiêu chuẩn khỏi Covid-19. Lúc này, bệnh nhi có thể được chuyển sang cơ sở hồi sức tích cực khác hoặc chuyển khoa điều trị phù hợp.

Tương tự với phác đồ trước, Bộ Y tế đánh giá khoảng 55% trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng, nhẹ, có triệu chứng viêm hô hấp hoặc tiêu hóa, 40% mức độ trung bình và 4% nặng, nguy kịch. Thời gian ủ bệnh 2-14 ngày, trung bình là 4-5 ngày.

Các biểu hiện mắc Covid-19 thường gặp là sốt, ho, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, triệu chứng ở mũi họng, phát ban, viêm kết mạc... 13% có triệu chứng giống bệnh Kawasaki, 13% không triệu chứng. Ngoài ra, trẻ mắc Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng khác ít gặp hơn, ví dụ tổn thương da như hồng các đầu ngón chi, nổi ban da, rối loạn nhịp tim, tổn thương thận cấp...

Hầu hết trẻ mắc Covid-19 chỉ bị viêm đường hô hấp trên, sốt nhẹ, ho, đau họng, sổ mũi, mệt mỏi, viêm phổi và tự hồi phục sau 1-2 tuần. Khoảng 2% trở nặng, thường vào ngày 5-8 của bệnh. Trong đó, khoảng 0,7% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực, do có các biến chứng nặng như hội chứng nguy kịch hô hấp cấp (ARDS), viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm trùng... Tỷ lệ tử vong ở trẻ ít hơn 0,1%, rất thấp, hầu hết tử vong do bệnh nền. Sau 7-10 ngày, nếu không có biến chứng nặng, trẻ sẽ hết dần các triệu chứng lâm sàng và khỏi bệnh.

Một bệnh nhi Covid-19 nặng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ảnh qua camera theo dõi. Ảnh:Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Một bệnh nhi Covid-19 nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ảnh qua camera theo dõi. Ảnh:Bệnh viện Nhi đồng Thành phố


 

F0 chữa tại nhà chuyển nặng cần làm gì khi không liên lạc được y tế phường?

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Theo một lãnh đạo ngành y tế Hà Nội, theo quy định của Sở Y tế, với các F0 điều trị tại nhà, nếu có dấu hiệu diễn biến nặng cần cập nhật tình trạng ngay với trạm y tế phường thông qua đường dây nóng hoặc phần mềm quản lý F0 điều trị tại nhà.

(Dân trí) - F0 tự điều trị tại nhà khi xuất hiện dấu hiệu chuyển biến nặng cần làm gì để được cấp cứu kịp thời, nếu không liên lạc được với trạm y tế phường?

Theo một lãnh đạo ngành y tế Hà Nội, theo quy định của Sở Y tế, với các F0 điều trị tại nhà, nếu có dấu hiệu diễn biến nặng cần cập nhật tình trạng ngay với trạm y tế phường thông qua đường dây nóng hoặc phần mềm quản lý F0 điều trị tại nhà.

Các thông tin về tình trạng diễn biến nặng của F0 chỉ cần được cập nhật qua phần mềm thì tất cả các hệ thống điều phối của Sở Y tế sẽ thấy ngay lập tức và phát cảnh báo đỏ. Thông qua hệ thống phần mềm, cán bộ y tế sẽ kiểm tra bệnh viện nào gần nhất có khả năng điều trị F0 nặng và điều phối bệnh nhân lên đó.

Tuy nhiên, cũng theo vị này, trên thực tế, nhiều trạm y tế phường đang trong tình trạng quá tải khi nhân lực bị "mỏng dần" vì mắc Covid-19, trong khi số lượng F0 tăng nóng. Do đó, vẫn có tình trạng F0 khó liên lạc được với trạm y tế phường.

F0 chữa tại nhà chuyển nặng cần làm gì khi không liên lạc được y tế phường? - 1

Một bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).

Khi rơi vào tình trạng này, các F0 có thể liên lạc với các đầu mối có nhiệm vụ hỗ trợ F0 điều trị tại nhà khác như Tổng đài 1022, Tổ chăm sóc Covid-19 cộng đồng, Trạm y tế lưu động.

"Các F0 cũng có thể liên hệ với chủ tịch phường hay trung tâm y tế quận, huyện và họ sẽ phản hồi lại thông tin cho y tế phường", vị lãnh đạo này cho hay.

Vị lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng, khi người dân có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 cần thông tin đến trạm y tế phường để được xác nhận là F0, qua đó được quản lý và hỗ trợ điều trị, cũng như được xử lý kịp thời khi có dấu hiệu chuyển biến nặng.

Các cơ sở điều trị Covid-19 cũng có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận các F0 trong tình trạng cấp cứu. Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành công văn 23401/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập triển khai các giải pháp giảm tử vong do Covid-19. Trong đó, Sở Y tế chỉ đạo mỗi cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 sẵn sàng điều trị 2 tầng để xử trí cấp cứu, điều trị người bệnh Covid-19 chuyển độ. Việc tiếp nhận bệnh nhân nặng, nguy kịch yêu cầu tất cả các bệnh viện không được từ chối, đảm bảo người bệnh được chuyển đến cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Sau khi bệnh nhân ổn định, bệnh viện thực hiện khám, phân loại mức độ bệnh, đánh giá nguy cơ để phân luồng đến nơi điều trị phù hợp.

Những ngày vừa qua, số F0 tại Hà Nội đã tăng vọt. Đỉnh điểm tối 28/2, Sở Y tế Hà Nội công bố, Thủ đô ghi nhận 12.850 F0 chỉ trong 24 giờ.

Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cập nhật đến 28/2, Hà Nội có 549.228 bệnh nhân điều trị tại nhà, 908 bệnh nhân đang điều trị tại khu cách ly, 6.311 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị, có 4.132 F0 ở mức độ trung bình, 1.018 ca nặng, nguy kịch. Trong số các ca nặng nguy kịch có 848 ca phải thở oxy mask, gọng kính; 26 ca phải thở oxy dòng cao HFNC; 48 ca thở máy không xâm lấn; 47 ca phải thở máy xâm lấn.

User Online:1290

Total visited: 2419647